5 cuốn sách hay về phương pháp làm việc và cải tiến của Toyota hiện nay

Toyota là công ty đi đầu về các hệ thống quản lý và cải tiến hiệu quả. Với sự phát triển của TPM (Total Productive Maintenance) nói riêng và các hệ thống quản lý khác thì Toyota đang là một trong những công ty phát triển bền vững nhất. Sau đây chúng ta cùng điểm qua các cuốn sách về phương pháp làm việc của họ. Những cuốn sách ghi chép lại những quá trình hình thành và phát triển của Toyota.

1. Nghệ thuật Kaizen tuyệt vời của Toyota

Phương thức sản xuất Toyota có nói rằng “thắng thua được quyết định bởi số lượng của trí tuệ được đưa ra”.

Nếu chỉ làm những việc giống người khác thì không thể tạo ra năng lực cạnh tranh. Ví dụ, nếu sử dụng cùng loại máy móc để sản xuất cùng một loại sản phẩm với đối thủ, thì không thể nào chiến thắng được. Việc đưa “trí tuệ của con người” vào cách sử dụng máy móc là cần thiết. Cùng một máy móc, nhưng tùy theo cách tùy chỉnh và hàm lượng trí tuệ của con người mà công ty có thể nâng cao sức cạnh tranh đối với công ty khác.

Tôi đột nhiên suy nghĩ không biết từ trước tới giờ, Toyota đã tích lũy được bao nhiêu trí tuệ. Theo số liệu thống kê, có một năm tổng số phương án Kaizen đã được đề xuất là 650.000 phương án. Từ năm 1950, Toyota bắt đầu áp dụng chế độ “đề xuất Kaizen”. Không phải năm nào cũng có số lượng phương án Kaizen lớn như trên, nhưng giả sử mỗi năm có khoảng 500.000 phương án được thực hiện thì trong 60 năm qua, Toyota đã thực hiện khoảng 30 triệu phương án Kaizen.

Đây chính là cơ sở để Toyota trở thành số một thế giới. Mỗi năm Toyota sản xuất 10 triệu xe tại hàng chục quốc gia trên thế giới, tạo ra lợi nhuận trên 2 nghìn tỷ yên. Có thể nói nguồn gốc tạo ra sự phát triển của Toyota chính là từ 30 triệu phương án Kaizen này.

2. Phương Thức Toyota (Tái Bản 2018)

Toyota luôn thúc đẩy sản xuất, phát triển sản xuất và cải tiến phương pháp làm việc. Kết quả là một câu chuyện kinh doanh thành công đáng ngạc nhiên: Chiếm thị phần từ ngay các đối thủ đang thực hiện chiến lược giảm giá, thu được nhiều lợi nhuận hơn bất cứ một nhà sản xuất nào khác và giành được sự ngưỡng mộ của các nhà lãnh đạo hàng đầu trên toàn thế giới. Chuyên gia Jeffrey K. Liker đã nghiên cứu Toyota trong 20 năm và đã tham gia vào ban lãnh đạo Toyota , trao đổi với công nhân và vào thăm các nhà máy – một việc mà trước đó chưa từng ai làm, cả ở Nhật Bản và Hoa Kỳ – để có được cuốn sách này.

3. Nghệ thuật làm việc cho ra kết quả của Toyota

Ra đời từ nửa sau thế kỉ 19 với xuất phát điểm là một xưởng mộc chuyên đóng và chế tạo máy dệt ở một vùng quê của Nhật Bản, sau gần 150 năm, Toyota đã vươn lên trở thành công ty đa quốc gia chuyên sản xuất ô tô lớn hàng đầu thế giới. Độ “khủng” của công ty Toyota không chỉ nằm ở số lượng xe sản xuất hàng đầu thế giới hay lợi nhuận ròng đạt đến 2.000 tỉ yên, mà chính là nằm ở “năng lực làm việc để liên tục tạo ra được thành quả”.

Trong quá trình miệt mài không ngừng xây dựng và trưởng thành của mình, Toyota đã luôn phải đương đầu với vô vàn thử thách. Năm 1950, công ty phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Kể từ năm 2008, công ty liên tục phải gánh chịu nhiều khó khăn đến từ hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Lehman, đồng thời thu hồi sản phẩm trên quy mô lớn. Năm 2011, Toyota còn phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ trận động đất sóng thần lịch sử tại khu vực Đông Bắc Nhật Bản. Dù gặp phải những khó khăn như vậy, nhưng nhờ vào tích lũy Kaizen hằng ngày nên Toyota vẫn liên tục duy trì, cho ra thành quả mà không cần phải cắt giảm nhân sự hay rút gọn các mảng kinh doanh.

4. Giải quyết vấn đề theo phương thức Toyota

Cuốn sách chủ yếu nói về các nội dung:

Bí quyết nào tạo nên sức mạnh của Toyota?
Phương pháp giải quyết vấn đề dẫn đến đột phá, chính là bí quyết sức mạnh của Toyota.
Với 8 bước giải quyết vấn đề và những câu chuyện thực tiễn của các chuyên gia đào tạo, đồng thời là cựu nhân viên.
Toyota sẽ truyền tải đến bạn đọc những tinh túy của kỹ năng này.Năng lực giải quyết vấn đề là kỹ năng cần thiết đối với bất kỳ nghề nghiệp, ngành nghề nào.

5. Nghệ Thuật Làm Việc Tuyệt Vời Của Toyota

Trước đây, ngài Toyoda Kiichiro – người sáng lập Toyota đã phải nhận trách nhiệm và từ chức khi công ty đứng trước bờ vực phá sản vào năm 1950 – cũng đã đề cao tầm quan trọng của việc dự phòng những nguy cơ nghiêm trọng “chỉ có thể gặp 1 đến 2 lần trong 100 năm”. Khả năng trụ vững trước những khó khăn liên tiếp như vậy là minh chứng rõ ràng nhất cho sức sống bền bỉ của Toyota.

Tình trạng khó khăn này kéo dài liên tiếp trong mấy năm trời.Trong thời điểm ấy, điều cấp thiết hơn bao giờ hết chính là phải tìm ra được lối thoát cho công ty. Bất ngờ thay, lối thoát ấy lại nằm chính ở phương thức Toyota mà công ty đã dành biết bao năm tháng để xây dựng nên.

Sau cơn khủng hoảng Lehman một thời gian, trong công ty Toyota truyền tai nhau một câu nói: “Có một thứ mà chúng ta nhất quyết phải lấy lại. Mặc dù công ty đã chịu thiệt hại vô cùng lớn nhưng chỉ cần quay trở lại phương thức Toyota thì mọi chuyện sẽ được giải quyết.” Chính điều này đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho mọi người.

Trên đây là những cuốn sách về phương pháp làm việc và cải tiến tuyệt vời đến từ Toyota. Công ty Toyota đi đầu về các hệ thống sản xuất, quản lý sản xuất kinh doanh hiệu quả.

XEM THÊM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *