FMEA là gì? FMEA là một phương pháp quan trọng áp dụng cho hoạt động Early Management trong hệ thống TPM theo phương pháp Nhật. Hoạt động Early Management gồm có quản lý máy móc mới và quản lý sản phẩm mới.
Nội dung bài viết
1. FMEA là gì?
FMEA được viết tắt bởi từ Failure Mode and Effect Analysis có nghĩa là Phân tích lỗi và ảnh hưởng. Sau đây chúng ta tiến hành xem ý nghĩa của nó:
*Failure: Sai lỗi, vấn đề̀ gây ảnh hưởng xấu. Những vấn đề này được phân tích dưới nhiều góc nhìn khác nhau như:
- Chức năng máy móc bao gồm tốc độ và chất lượng
- An toàn cho con người và máy móc
- Chi phí trong suốt vòng đời của thiết bị, máy móc
- Dễ dàng vận hành
- Dễ dàng trong sửa chữa và thay thế chi tiết, thiết bị khi gặp sự cố, bảo dưỡng
*Mode: Các dạng, các chủng loại của lỗi/ vấn đề có thể xảy ra. Các dạng của lỗi/vấn đề có thể phân chia thành các nhóm như sau:
- Một, nhóm về lỗi chức năng
- Hai, nhóm về không an toàn, sức khỏe, môi trường
- Ba, nhóm về chi phí, thất thoát
- Bốn, nhóm về khó khăn trong vận hành, điều chỉnh
- Năm, nhóm về khó khăn trong bảo dưỡng, thay thế
*Effect: Ảnh hưởng, mức độ hậu quả. Tức là khi xảy ra vấn đề lỗi nó sẽ ảnh hưởng xấu như thế nào đến đầu ra. Đầu ra ở đây nghĩa là hiệu suất máy móc, chức năng máy móc… hoặc là chất lượng của sản phẩm mới được tạo ra.
*Analysis: Phân tích, mổ xẻ chi tiết vấn để. Phân tích bao gồm các công việc như tìm hiểu về:
- Nguyên nhân của vấn đề̀
- Mức độ ảnh hưởng của vấn đề nếu xảy ra
- Khả năng phát hiện sớm vấn đề nếu xảy ra
- Phân loại ưu tiên vấn đề và đề ra biện pháp khắc phục, cải tiến
2. Lợi ích khi thực hiện FMEA
Khi áp dụng FMEA thì các vấn đề tiềm ẩn sau khi lắp đặt máy móc mới hoặc sáng tạo sản phẩm mới sẽ được khắc phục triệt để. Từ đó khi vận hành máy móc mới thì máy móc sẽ chạy đạt công suất ngay hoặc sản phẩm mới sẽ không gặp bất cứ vấn đề gì về chất lượng.
Những lợi ích này sẽ được đo lường bằng các thước đo sau:
- Một, số lượng dự án đạt tiến độ về thời gian
- Hai, số dự án không vượt quá ngân sách
- Ba, số dự án lắp đặt chạy được hiệu suất ngay hoặc sản phẩm không có vấn đề chất lượng
3. Lưu ý khi áp dụng công cụ FMEA là gì?
- FMEA sẽ được áp dụng ở cuối các bước thiết kế, chế tạo và quy trình tạo sản phẩm mới. Lúc này, chúng ta dựa vào FMEA để cập nhật, chỉnh sửa lại thiết kế máy móc và sản phẩm.
- FMEA là hoạt động mang tính phòng ngừa, nó khắc phục các vấn đề tiềm ẩn trước khi nó gây hậu qủa. Hoạt động hiệu quả khi người áp dụng có nhiều kinh nghiệm và nên được xem xét dưới nhiều góc độ.
Với mục đích chia sẻ… rất mong các ý kiến đóng góp của các bạn !