Việc triển khai hướng dẫn, đào tạo và triển khai TPM trong doanh nghiệp cần trải qua các quá trình. Từ hoạt động chuẩn bị người dạy, người đào tạo TPM, các công cụ phục vụ đào tạo đi kèm. Và quan trong nhất là doanh nghiệp cần định hướng rõ phương hướng phát triển như thế nào. Bài viết này sẽ giúp xác định cách đi, triển khai hoạt động TPM cho doanh nghiệp, công ty.
Phương hướng triển khai TPM = Triết lý TPM + Chương trình phát triển TPM + Phương pháp, công cụ hỗ trợ.
Nội dung bài viết
1. Triết lý của Total Productive Maintenance (TPM) là gì?

- Zero- Bằng không: Ý tưởng ở đây làm mọi việc phải hết sức, khắc phục vấn đề về bằng không, giảm loss xuống hết mức, hoặc là sản lượng, chất lượng tăng hết mức…
- Prevention- Ngăn ngừa: Để hiệu quả/kết quả được duy trì, thì việc ngăn ngừa các vấn đề lặp lại là hết sức quan trọng. Trong TPM “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
- All member-Tất cả mọi người cùng tham gia: Chỉ khi hoạt động TPM có được sự hợp tác thực hiện từ tất cả mọi người thì lúc đó hiệu quả mang lại mới to lớn.
“Một cây làm chẳng lên non
3cây chụm lại thì thành bụi cây (Hòn núi cao)”
- Thoroughly-Triệt để: Khắc phục từ nguyên nhân thực sự (Nguyên nhân gốc rễ) của vấn đề nhằm ngăn ngừa vấn đề quay trở lại.
- Mandatory-Bắt buộc: TPM là công việc bắt buộc của nhân viên, là trách nhiệm của nhân viên đối với công việc của mình và phải biến TPM thành 1 phần công việc hàng ngày.
- Cast off stereotypes-Bỏ các nguyên tắc/quy định cũ khi không còn phù hợp. Khi thực hiện TPM, phải rũ bỏ suy nghĩ “Làm thế này không được, làm thế kia không được” mà phải suy nghĩ rằng “CÓ cách nào làm tốt hơn không, cách nào đơn giản mà nhanh hơn không?”
2. Chương trình phát triển hệ thống TPM như thế nào?
Chương trình phát triển ta cần làm 2 công việc (2 yếu tố): Chiến lược thực hiện và các hoạt động cần triển khai.

*Chiến lược thực hiện TPM là gì?
- Quy định chính sách mục tiêu: Ta phải xác định rõ công ty phát triển theo hướng nào, từ đó đưa ra các định hướng phát triển, và đưa ra các mục tiêu để đo lường sự phát triển.
(XEM THÊM: Cách đặt mục tiêu để đo lường hiệu quả công ty) - Kế hoạch dài hạn: Để thực hiện được các mục tiêu, thì cần phải đưa ra các kế hoạch cụ thể với các mục tiêu ở từng giai đoạn cụ thể.
*Các hoạt động cần triển khai TPM
- Hệ thống thúc đẩy: Việc hình thành các tổ chức làm nhiệm vụ theo dõi thúc đẩy mọi hoạt động là rất cần thiết. Nó giống như một supper man đẩy đằng sau đoàn tàu chờ hàng vậy…
- Xác định rõ các thất thoát, vấn đề của nhà máy/công ty: Xác định tất cả các vấn đề đang gặp phải của công ty: Hiệu suất, chi phí vận hành, con người, giá nguyên vật liệu…
- Hệ thống phát triển nhân lực: Điều cần thiết phải xây dựng 1 hệ thống phát triển nhân sự và làm sao giữ được người tài để họ phục vụ cho lợi ích công ty. Bởi vì với kiến thức kinh nghiệm ngày càng nhiều của họ có nếu công ty bạn không trả với 1 số tiền tương ứng thì chắc chắn họ sẽ ra đi. Nhưng nếu họ ra đi thì sao, không sao cả bạn đã có một hệ thống đào tạo giúp người mới nâng cao trình độ giúp có thể đáp ứng được nhu cầu công ty. Nói tóm lại một hệ thống phát triển nhân lực tốt và chế độ đãi ngộ theo năng lực thì công ty bạn ko bao giờ thiếu nhân sự đáp ứng chiến lược phát triển công ty của bạn.
- Hệ thống đánh giá và hỗ trợ: Đây là quy trình mà lãnh đạo công ty của bạn đi đánh giá để công nhận kết quả làm việc mỗi nhân viên và hỗ trợ thêm. Thông qua công việc này người nhân viên sẽ cảm thấy kết quả công việc của họ được công nhận.
3. Các công cụ hỗ trợ việc thực hiện triển khai TPM
Công cụ hỗ trợ triển khai TPM gồm 2 công cụ: Công cụ quản lý và công cụ phân tích khắc phục vấn đề

- Các công cụ trong việc quản lý: như PDCA, CapDo, lưu đồ thực hiện các bước, bảng hoạt động, OPL, cuộc họp…
- Các công cụ phân tích trong việc khắc phục các vấn đề: PM analysis, Why Why analysis, C-E analysis, VE/VA…
Về chi tiết các công cụ này như thế nào, mình sẽ chia sẻ với các bạn sau nhé !